Hệ Thống Cửa Hàng Thuỷ Sản BioMart

Đừng bỏ qua những lưu ý này khi sử dụng Iodine trong thủy sản

Thứ Hai, 02/06/2025 Bảo Trang Bùi
Nội dung bài viết

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Iodine – hay còn gọi là I-ốt – được xem là một vi chất quan trọng, không chỉ với con người mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện môi trường và sức khỏe vật nuôi dưới nước.

Tuy nhiên, việc sử dụng Iodine cần được thực hiện đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả sát trùng mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái ao nuôi.

Nhập mô tả ảnh tại đây

Iodine được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản

Iodine là gì và ứng dụng trong thủy sản

Iodine là nguyên tố thuộc nhóm Halogen, có ký hiệu hóa học là I và số nguyên tử 53. Trong điều kiện tiêu chuẩn, Iodine tồn tại dưới dạng chất rắn màu đen tím và có nhiều ứng dụng trong đời sống như diệt khuẩn, tạo màu hay làm chất ổn định. Trong nuôi trồng thủy sản, dạng Iodine phổ biến nhất là Povidone-Iodine (viết tắt là PVP-I), là một hợp chất gồm Iodine và Polyvinylpyrrolidone. Dạng này có đặc điểm dễ hòa tan trong nước, mang mùi đặc trưng, thường được dùng để khử trùng và xử lý môi trường ao nuôi.

Cơ chế hoạt động và hiệu quả khử khuẩn

Povidone-Iodine hoạt động bằng cách giải phóng dần Iodine tự do, cho phép chất này xuyên qua màng tế bào của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh và virus. Một khi đã xâm nhập vào tế bào, Iodine sẽ can thiệp vào cấu trúc protein và axit amin, gây phá hủy các liên kết cần thiết cho sự sống của các sinh vật gây hại, từ đó giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, khả năng khử trùng của Iodine phụ thuộc nhiều vào dạng tồn tại của nó trong môi trường – trong đó I2 và HOI là hai dạng có hiệu lực mạnh nhất. Khi độ pH môi trường dao động từ 3 đến 6, hiệu quả sát trùng được đánh giá là cao nhất. Ngược lại, nếu môi trường ao nuôi có nhiều chất khử như H2S hoặc Mn2+, hiệu quả sẽ suy giảm do các phản ứng hóa học xảy ra làm mất hoạt tính của Iodine.

Liều lượng và cách sử dụng Iodine trong nuôi thủy sản

Việc sử dụng Iodine trong ao nuôi cần tùy theo mục đích và đối tượng nuôi cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Iodine theo từng hoạt động phổ biến trong nuôi thủy sản:

Cách sử dụng Iodine để xử lý nước ao nuôi

Mục đích

Cách sử dụng

Đối tượng nuôi

Nồng độ PVP-I 30% (mg/L)

Dạng dùng

Xử lý định kỳ nguồn nước nuôi tôm

Pha loãng, tạt xuống ao 2 tuần/lần

Tôm

0.3-0.5

Dung dịch hoặc bột

Xử lý nước định kỳ ao cá, lươn, ếch

Pha loãng, tạt xuống ao

Cá, lươn, ếch

0.5 - 1.0

Dung dịch hoặc bột

Xử lý khi thủy sản có dấu hiệu bệnh

Tạt 3 ngày/lần đến khi khỏi

Tôm, cá, lươn, ếch

0.5 - 1.0

Dung dịch hoặc bột

Ức chế tảo trong ao

Tạt một lần duy nhất

Tất cả

0.5

Dung dịch

Cách sử dụng Iodine để sát trùng thiết bị, bể nuôi

Mục đích

Mục đích

Nồng độ PVP-I 30% (mg/L)

Dạng dùng

Sát trùng bể ương cá, tôm giống

Tưới đều lên bề mặt, để 30 phút, rửa lại bằng nước sạch

500

Dung dịch

Vệ sinh dụng cụ chăm sóc vật nuôi

Ngâm dụng cụ trong dung dịch Iodine 15 phút

500

Dung dịch hoặc bột

Xử lý bè, bể sau khi kết thúc vụ

Pha loãng, tạt đều lên vách bè, để phơi nắng 2–3 ngày

Tỷ lệ 1/1000

Dung dịch

Cách sử dụng Iodine để điều trị bệnh ngoài da

Mục đích

Cách sử dụng

Nồng độ PVP-I 30% (ppm)

Tần suất

Đối tượng nuôi

Điều trị bệnh ngoài da do nấm, VK

Pha loãng, tạt xuống ao

1.0

3 ngày/lần đến khi khỏi

Tôm, cá, lươn, ếch

Tắm diệt khuẩn nhanh

Pha dung dịch, tắm 3 - 5 phút

10 - 20

1 lần/ngày

Cá giống, tôm giống

Tắm diệt khuẩn dài

Pha dung dịch, tắm 15 - 30 phút

5 - 10

1 lần/ngày

Cá giống, lươn, ếch

Những lưu ý khi sử dụng Iodine trong ao nuôi

Để Iodine phát huy hiệu quả tối ưu, người nuôi nên lựa chọn thời điểm sử dụng vào buổi chiều mát. Điều kiện độ pH cũng là yếu tố quan trọng – môi trường có độ pH dưới 4 sẽ giúp Iodine hoạt động hiệu quả hơn. Nếu độ pH vượt ngưỡng 6, có thể cân nhắc tăng nhẹ liều lượng sử dụng.

Tuyệt đối không nên phối hợp Iodine với các loại thuốc sát trùng khác, đồng thời cũng không nên lạm dụng Iodine trong thời gian dài. Việc sử dụng cần có chu kỳ nghỉ hợp lý để tránh tình trạng mẫn cảm ở vật nuôi và suy giảm hiệu quả. Ngoài ra, việc chọn mua sản phẩm từ các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp người nuôi đảm bảo chất lượng cũng như an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Cuối cùng, để tối ưu hiệu quả sử dụng Iodine trong từng giai đoạn nuôi, bà con nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật thủy sản nhằm xác định liều lượng và cách dùng phù hợp nhất với điều kiện ao nuôi của mình.

Nguồn: Tép Bạc

Tin liên quan

Thứ Bảy, 14/06/2025
-
Bảo Trang Bùi

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật...

Thứ Sáu, 13/06/2025
-
Bảo Trang Bùi

Mưa lớn ảnh hưởng như thế nào đến các thông số môi trường và sức khỏe tôm nuôi?

Những ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài đến ao nuôi tôm  - Mưa lớn kéo dài sẽ...

Thứ Năm, 12/06/2025
-
Bảo Trang Bùi

Tôm nổi trên mặt nước: Nguyên nhân và cách xử lý

Tôm nổi trên mặt nước: Nguyên nhân và cách xử lý Hiện tượng tôm nổi trên mặt nước...

Nội dung bài viết
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Cửa hàng